1. Giúp họ giao tiếp, không giao tiếp cho họ
Đừng tự cho rằng mình biết người khác muốn gì hay nghĩ gì. Hãy đợi để người tự kỷ gửi trọn vẹn thông điệp của họ, đừng cố làm giúp, và hãy cho họ thêm thời gian để xử lý thông tin bạn vừa nói.
2. Thu hút sự chú ý của người tự kỷ trước khi nói.
Người tự kỷ không nhìn chúng ta thường xuyên, nhưng họ có nghe.
3. Nói bằng giọng điệu và âm lượng bình thường.
Giảm độ ồn hoặc chuyển sang nơi ít bị xao lãng hơn để nói chuyện.
4. Đối diện để họ có thể nhìn thấy biểu cảm của bạn
5. Nhắc lại những gì bạn nói mà họ chưa hiểu
Đừng giả vờ hiểu. Hãy nhắc lại, hỏi lại kèm theo gợi ý.
6. Nói với người tự kỷ- không phải với bố mẹ, giáo viên hay bất kì ai chăm nom họ.
Nếu họ dùng thiết bị hỗ trợ, đừng cố “biết tuốt”, hãy đứng đối diện họ, đợi để thiết bị hỗ trợ có thể giao tiếp.
7. Dùng gợi ý thị giác/tranh ảnh khi có thể
8. Đưa ra sự lựa chọn nếu họ không đáp ứng với những câu hỏi đóng.
9. Tránh nói bóng gió
Đừng nói những câu như “nước đổ lá khoai”, “chó đen giữ mực”…vì họ sẽ có thể hiểu sai.
Nguồn: Hiệp hội thanh thính học Hoa Kỳ.
TS.BS. Nguyễn Hoàng Oanh dịch
0 Comments