Nếu con chưa đạt được những điều này, hãy đưa con đi gặp chuyên viên Ngôn ngữ trị liệu:
18 tháng: trẻ có thể sử dụng được ít nhất 20 từ, bao gồm nhiều loại khác nhau như bé, bánh, ăn, đi , lên, xuống, nóng, đói…và các từ xã hội như chào, bye…
24 tháng: trẻ có thể sử dụng ít nhất 100 từ và kết hợp được 2 từ với nhau( do bé tự nói ra, không bao gồm những từ được bé nhại lại ) như “ ăn bánh”, “ tay bẩn”, “xe chạy”, “uống nước”…
Liệu trẻ chậm nói có tự đuổi kịp các mốc phát triển?
Trẻ chậm nói thường thể hiện bình thường ở những kĩ năng khác nên cha mẹ cho rằng tự trẻ sẽ nói và phát triển bình thường. Thực tế, có những trẻ tự vươn lên, nhưng rất khó để dự đoán được trẻ nào sẽ phát triển kịp các bạn đồng trang lứa và trên nhiều trẻ, chậm nói là biểu hiện của những rối loạn phát triển khác.
Các gợi ý dưới đây cho biết những trẻ chậm nói sẽ có những khó khăn ngôn ngữ đi kèm tiếp theo:
• Trẻ trầm lắng, bập bẹ ít
• Có tiền sử nhiễm trùng tai
• Ít có các phụ âm ( vd: p,b,m,t,d,n,k,g..)
• Chưa biết liên tưởng các hành động thực tế với các ý tưởng giả vờ
• Hiếm bắt chước các từ
• Sử dụng hầu hết chỉ là các danh từ ( tên người, đồ vật) và ít động từ
• Khó khăn khi chơi cùng bạn
• Tiền sử gia đình có người chậm phát triển giao tiếp hoặc khó khăn về học tập
• Khó khăn nhẹ trong việc hiểu ngôn ngữ
• Sử dụng ít cử chỉ để giao tiếp
Nếu trẻ có vốn từ vựng hạn chế so với tuổi và kèm các yếu tố trên, bố mẹ nên đưa con đi gặp chuyên viên Ngôn ngữ trị liệu càng sớm càng tốt. Chúng tôi khuyên bạn từ bỏ ngay ý định “ Kệ đi và chờ xem”. Các nghiên cứu cho thấy, ngay cả với nhóm trẻ chậm nói tự vươn lên thì nhiều bé gặp khó khăn với các cấu trúc ngữ pháp và ngôn ngữ phức tạp, cũng như sự thể hiện kém hơn các bạn cùng trang lứa khi tới trường. Do đó chúng tôi khuyên rằng MỌI trẻ CHẬM NÓI nên được hỗ trợ để ngăn ngừa những khó khăn về ngôn ngữ.
0 Comments